Người ta thường nói: “Hát hay không bằng hay hát. Sống tốt bụng không bằng sống tinh tế”.
Biết cách đối nhân xử thế, hành xử chuẩn mực là bí quyết để thu phục lòng người.
Thật vậy! Chúng ta không thể tách rời khỏi cộng đồng. Trở thành người có EQ cao, cư xử tinh tế, như vậy thì ai cũng yêu thích, cuộc đời suôn sẻ hơn rất nhiều.
Học 15 thói quen dưới đây để trở thành người sở hữu EQ cao:
1. Trước khi uống chai nước hay ly nước của người khác, hãy lau miệng của mình, chứ không phải dùng khăn giấy chùi miệng chai. Bạn thích sạch sẽ, người khác cũng vậy!
2. Đối phương giúp đỡ một việc, chúng ta có thể mời họ bữa cơm hay ly nước. Nhưng đừng nghĩ bữa cơm đó đã trả đủ cái ân.
3. Bất kể quan hệ thân thiết đến mức nào, đến nhà bạn bè làm khách, không nên đi tay không, nên mang theo món quà nhỏ. Túi trái cây, chiếc bánh ngọt… cũng thể hiện sự tinh tế và lịch sự.
4. Trước khi ăn món người khác nấu, hãy nói vài lời khen ngợi. Đừng nên than vãn, trách móc với những việc mình “chỉ hưởng thụ, mà không làm”.
5. Dám nổi nóng và biết cách trút giận. Người thông minh và EQ cao không phải sử dụng cơn nóng giận để giải tỏa cảm xúc, mà là giải quyết vấn đề. Bởi lẽ trên đời này, có nhiều chuyện không phải cứ nhẫn nhịn là có thể êm xuôi.
6. Nói chuyện phải biết cách giữ thể diện cho đối phương. Đến quầy thanh toán, thấy bạn mình loay hoay vì số dư khả dụng không đủ, hãy nhanh chóng “cứu cánh giải vây”, nói: “Có thể ngân hàng có vấn đề, sử dụng thẻ của mình trước đi”.
Hành động nhỏ vừa giúp người bạn của mình không bị mất mặt trước nhân viên, vừa nhanh chóng giải quyết tình huống.
7. Người có EQ cao thật sự thường quan sát tinh tế và ghi nhớ những điểm đặc biệt của đối phương. Đồng nghiệp thường đi ăn chung, đương nhiên biết được một số thói quen ăn uống của nhau. Hỏi han và quan tâm trên bàn ăn thể hiện trình độ EQ của một người.
8. Nhìn thấy tin nhắn gửi đến, lập tức trả lời ngay, cho dù chỉ là một nút thả tim hay “OK” cũng có tác dụng gìn giữ mối quan hệ hơn là giả bộ không nhìn thấy tin nhắn.
9. Phát hiện bản thân đã làm sai thì nhanh chóng nhận lỗi, tìm cách sửa chữa, chứ không phải chỉ đơn giản nói lời “xin lỗi” rồi thôi.
10. Không dồn ép bất cứ ai vào tình huống ngượng ngùng, khó xử. Ví dụ như “Bạn yêu mẹ hay bố hơn?”, “Em và mẹ của anh cùng rơi xuống nước, anh sẽ cứu ai đầu tiên?”…
11. Bầu không khí quá ngượng nghịu, nói vài ba câu để tạo chủ đề, thổi hồn cho cuộc nói chuyện. Khi mọi người bắt đầu trò chuyện sôi nổi, lựa chọn cách im lặng lắng nghe.
12. Báo thức, tiếng chuông điện thoại đột ngột vang lên ở nơi công cộng, văn phòng, quán cafe… Nhanh chóng tắt tiếng ngay để không làm phiền đến người khác, bất kể bạn có bắt máy hay không.
13. Đi chơi với bạn bè quá muộn, về đến nhà nhớ nhắn báo bình an cho mọi người. Hành động nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa lớn, vừa để bạn bè yên tâm vừa kết nối mọi người lại với nhau.
14. Ngồi ở quán cafe, không sử dụng điện thoại phát ra tiếng, cười nói cũng nhẹ nhàng hơn, cố gắng kiểm soát âm thanh hoặc tốt nhất đi ra chỗ khác khi nghe điện thoại.
15. Vào cửa, nhớ giữ cửa cho người đi sau. Đặc biệt là nơi làm việc, cửa hàng tiện lợi… Những nơi có lượng người ra vào nhiều, nếu không để ý đến hành động nhỏ này thì rất dễ xảy ra sự cố.
Trường hợp người đi trước thả cửa, người đi sau bị cửa va vào mặt rồi chấn thương không phải không có. Vậy nên, giữ cửa chỉ mất vài giây, sống chậm lại một chút giúp bạn tạo được thiện cảm với đối phương, vừa giúp bản thân vui vẻ, rèn luyện sự tinh tế.