Đôi khi thông minh lại trở thành nguyên nhân cản trở thành công trên con đường trưởng thành của chúng ta.
Trạch Khâm là người thông minh nhất trong ký túc xá chúng tôi, suốt ngày chơi game nhưng thành tích lại luôn đứng nhất nhì, làm việc cũng quyết đoán, hiệu suất cao. Giờ đây, sau mười mấy năm, Trạch Khâm lại là người phát triển kém nhất trong ký túc chúng tôi. Cậu chỉ làm tầng lớp trung bình trong một doanh nghiệp trong nước, công việc không có khả năng thăng tiến. Mỗi lần tụ tập uống nhiều một chút là cậu ấy lại bắt đầu than vãn: “Các cậu ai cũng có sự nghiệp vẻ vang, sao tôi lại sống thành bộ dạng như thế này cơ chứ?”.
Tại sao rất nhiều người thông minh, có năng lực lại sống rất bình thường (Ảnh minh họa)
Trường hợp như vậy xảy ra rất nhiều trong cuộc sống hiện thực, hồi nhỏ là học sinh giỏi, sau khi lớn lên bước vào xã hội lại sống không bằng ai. Tốt nghiệp đại học bằng loại giỏi, nhưng lại chẳng thể phát triển, thăng tiến trong công việc. Rất nhiều người cảm thấy thắc mắc, nhưng tôi thấy điều này không hề khó hiểu, nếu nhìn từ góc độ quản lý và tâm lý học thì ở trường hợp nào đó, “thông minh” ngược lại lại trở thành nguyên nhân cản trở thành công trên con đường trưởng thành của chúng ta.
Định luật hạn chế: Khuyết điểm chí mạng
Hiệu ứng bản ngắn hạn chế nói rằng: Nếu thùng gỗ đựng nước có một thanh gỗ rất ngắn, lượng nước trong thùng sẽ bị thanh ngắn đó hạn chế, cũng có nghĩa là thanh gỗ ngắn nhất đó sẽ quyết định lượng nước chứa được trong thùng, trở thành “nhân tố hạn chế” của thùng.
Sự nghiệp của người thông minh dễ bị ảnh hưởng bởi “thanh ngắn nhất” ấy. Trong chốn công sở, chúng ta thường thấy rất nhiều nhân viên thông minh, có năng lực, nhưng lại vì một số khuyết điểm chí mạng mà không được trọng dụng. Ví dụ như không phục tùng quản lý, cố chấp, tự coi mình là đúng, thích làm việc một mình, không có ý thức làm việc nhóm. Cùng với phong cách lãnh đạo khác nhau mà những nhân tố khuyết điểm chí mạng cũng khác nhau.
Còn người thông minh thường khó khắc phục những hạn chế của mình là vì họ luôn ỷ lại vào việc mình thông minh, đủ để át đi ảnh hưởng tiêu cực từ những khuyết điểm của mình. Ví dụ như tôi thông minh đến như vậy, mọi người đáng lẽ phải nghe lời tôi. Thứ hai, là họ chỉ quan tâm đến ưu thế thông minh của mình, xem nhẹ nguy hại mà những khuyết điểm mang lại, không có ý thức sửa chữa khuyết điểm. Ví dụ như mỗi người ai cũng có khuyết điểm, tôi chỉ cần làm việc có hiệu suất cao là được rồi.
Cái bẫy năng lực: Thông minh lại bị thông minh hại
Những người trông có vẻ thông minh thường ỷ lại vào một chút khôn lỏi của mình để đi đường tắt, không nghe lời khuyên của người khác, ngược lại lại bị chính cái thông minh của mình hại. Đây là do tính cách quá cao ngạo gây ra, cũng vì thế mà không được người khác xem trọng.
Một biểu hiện khác của cái bẫy năng lực là người thông minh dưới động cơ của lòng ham hư vinh, họ quá chú tâm vào lĩnh vực sở trường của mình. Ví dụ như những học sinh giỏi được khen ngợi, biểu dương thì sẽ càng chuyên tâm vào học tập. Vì thế mà hoang phí những năng lực chung khác, không biết những kiến thức thường thức cơ bản, không giỏi xã giao, gặp khó khăn trong giao tiếp.
(Ảnh minh họa)
Công sở là một môi trường phức tạp, khi lãnh đạo đề bạt, cất nhắc nhân viên, điều họ xem xét là năng lực tổng hợp. Ví dụ như thi đại học cũng là một thành tích tổng hợp, người thông minh nếu chỉ tài giỏi trong một mảng lĩnh vực nào đó thì không gian phát triển sẽ bị hạn chế rất nhiều. Trừ phi đột phá chính mình thì mới có cơ hội để phát triển.
IQ cao không cứu vãn nổi EQ thấp
Người IQ và EQ song toàn là vô cùng hiếm có. Người IQ cao thường bị chê là EQ thấp vì họ quá lý trí, nhanh chóng tìm ra được bản chất của vấn đề, tìm ra được phương án giải quyết lý trí nhất nhưng lại bỏ qua nhân tình thế thái, vì thế mà bị hạn chế không ít.
Quan hệ xã giao là thứ vô cùng quan trọng trong chốn công sở, người thông minh cần biết cách bước ra khỏi việc làm việc hiệu suất cao, thay vào đó phải học cách làm người khiêm tốn, điều tiết tốt các mối quan hệ hợp tác trong công việc, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa bên A với bên B, giữa đồng nghiệp với nhau, như vậy thì công việc sẽ có hiệu quả gấp đôi. Nhiều lúc, thứ chúng ta cần không phải là phương án hiệu suất cao mà là phương án có thể cân nhắc tới lợi ích của các bên. Nếu suy nghĩ thông suốt được điểm này thì EQ cũng sẽ không bị quá thấp.
(Ảnh minh họa)
IQ cao không hẳn đã cần EQ cao, nhưng ít nhất phải hiểu được cần làm người trước, làm việc sau, không động tới lợi ích của người khác, không vi phạm nguyên tắc các bên, giữ đúng những nguyên tắc giới hạn trong hợp tác, tìm ra phương thức hợp tác xã giao phù hợp với mình, sau đó rồi mới làm việc hiệu suất cao. Như vậy hiệu quả công việc mới tốt được.