Từng có người nói thế này: “Nếu bạn cho rằng trí tuệ cảm xúc là quan trọng nhất, thì đó là do năng lực của bạn quá kém.” Tuy rằng lời nói này có phần cực đoan, nhưng so với việc quá mức cường điệu EQ ở nơi làm việc chẳng phải cũng cực đoan không kém hay sao?
Trong những năm gần đây, EQ và sự lanh lợi trong giao tiếp ngày càng được nhiều người xem trọng hơn. Dường như chỉ cần bạn giỏi ăn nói thì nhất định sẽ thăng tiến như diều gặp gió trong công việc. Tôi kiên quyết phản đối điều này. Cường điệu EQ một cách mù quáng chẳng những không giúp bạn tiến xa trong công việc, ngược lại nó còn dễ dàng khiến bạn trở thành một người làm việc không có nguyên tắc.
1. Trong công việc, thắng lợi không dựa vào cảm xúc mà dựa vào hành động
Hầu hết các vấn đề trong công việc được giải quyết không phải bằng EQ mà bằng IQ.
Nói lời dễ nghe, khiến mọi người thoải mái, cân nhắc đến cảm xúc của đối phương quả thực là những điều rất quan trọng, nhưng nhiêu đó vẫn chưa đủ. Đặc biệt là ở nơi làm việc, những người chỉ có EQ thôi thì không thể nào trở thành “át chủ bài” của công ty được. Muốn trở thành một chiến binh bất khả chiến bại, bạn phải có cả IQ lẫn EQ.
Nếu bạn chỉ có thể chọn một, tốt hơn hết là bạn nên chọn cải thiện chỉ số IQ của mình trước, tức là khả năng giải quyết vấn đề, sau đó hãy nghiên cứu về cách bồi dưỡng EQ. Đừng bao giờ đảo ngược thứ tự này.
Suốt ngày chỉ nghĩ làm sao để nói chuyện khiến sếp và đồng nghiệp vui vẻ sẽ rất dễ đi lệch thành “kéo bè kéo phái”, và việc làm hài lòng người khác có thể sẽ khiến bạn trở nên vô kỷ luật và vô lý. Điều này là rất sai lầm.
Những khách hàng mà tôi đã gặp trong công việc đều là những người được đánh giá là “thông minh về cảm xúc”, khi họ nói chuyện đều rất thích “đi đường vòng”. Cụ thể là trong một cuộc họp, tôi đã cho khách hàng xem kế hoạch đã sửa đổi của mình và nói: “Dựa trên phản hồi cuối cùng, chúng tôi đã thực hiện các thay đổi tương ứng, không biết anh có hài lòng hay không…”
Một khách hàng “thông minh về cảm xúc” sẽ nói gì vào thời điểm này? Trước hết, anh ấy sẽ khen ngợi bạn, khiến bạn cảm thấy thoải mái trước: “Chà, đó là một phương pháp tốt, cậu đích thực hiểu rất rõ nhu cầu và vấn đề của chúng tôi. Định dạng và bố cục của PPT cũng được làm rất đẹp…”
Người từng trải đều biết rằng theo sau những lời khen này bắt buộc sẽ có chữ “nhưng”: “Nhưng, những gì cậu đã viết vẫn chưa đủ rõ ràng và có nhiều chi tiết trong qui trình còn khá mơ hồ. Không biết cậu có thể sửa lại thêm một chút nữa được không?”
Bạn thấy thế nào? Có phải rất lịch sự, tốt bụng và rất dịu dàng không?
Vấn đề chính là ở đó. Bởi vì cách nói chuyện như vậy sẽ khiến người khác hiểu lầm, nghĩ rằng thực sự chỉ cần “sửa lại một chút” là được. Nhưng thực tế là kế hoạch này cần được sửa lại toàn bộ, nói thẳng ra là viết lại.
Sau đó, nhờ có một tiền bối giàu kinh nghiệm phát giác ra vấn đề, nên mọi người mới biết mà gấp rút sửa chữa lại. Quá trình này đã làm mất thêm 2 ngày 2 đêm của tất cả các đồng nghiệp.
Lời nói tử tế khiến người ta nghe thoải mái, nhưng đồng thời cũng có thể khiến người ta bị tê liệt, vì vậy đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của vấn đề sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Tôi muốn khách hàng của mình nói với tôi như thế này hơn: “Viết cái thứ tào lao gì vậy, cậu có dùng não để làm việc không đấy!?”
Tuy lời nói không đẹp đẽ nhưng nó sẽ thức tỉnh mọi người, quan trọng đó là sự thật.
Đừng bao giờ để “trí tuệ cảm xúc” trở thành một tấm màn che giấu bản chất của vấn đề. Ở nơi làm việc, công ty chỉ chú trọng vào việc liệu bạn có giải quyết được vấn đề hay không, chứ không phải là bạn có giỏi ăn nói, làm hài lòng người khác hay không.ADVERTISINGhttps://cdnstoremedia.com/adt/amt/2020/11/640×3-amt5fe55e71b4193.htmliTVC from Admicro
Vì vậy, hãy nghiêm túc khi bạn nên nghiêm túc, đôi khi tàn nhẫn cũng có lợi ích của riêng nó. Tuyệt đối đừng chỉ vì nghĩ cho cảm xúc của đối phương, mà bỏ qua vấn đề quan trọng cần giải quyết.
Giao tiếp nơi công sở không phải là cuộc trò chuyện vun đắp tình cảm anh chị em, mà là để thúc đẩy hiệu suất làm việc. Ở đây, người ta thắng không phải nhờ vào cảm xúc, mà là hành động. Có chiến lược, có phương pháp, có kế hoạch, có hành động mới có kết quả.
2. Tập trung quá nhiều vào EQ có thể làm giảm năng lực của bạn
Có quá nhiều người khuyên rằng ta nên ăn nói khéo léo và suy nghĩ kỹ càng. Nói tóm lại, bạn nên trằn trọc suy nghĩ một hồi rồi hãy nghĩ cách làm sao để nói ra, đó mới là phương pháp giao tiếp đúng. Thật đáng tiếc, môi trường công sở trên thực tế không phải như vậy.
Tôi đã làm việc rất nhiều năm và gặp rất nhiều người có quyền lực, họ đều là những người chân thật nói lời thẳng thắn, đôi khi còn rất tàn nhẫn. Từ CEO, CMO, đến giám đốc các bộ phận lớn của các công ty nổi tiếng, nếu năng lực của một người thực sự được đo lường theo tiêu chuẩn “trí tuệ cảm xúc”, thì mỗi người trong số họ đều bị xem là kém cỏi rồi.
Tôi đã từng gặp CMO của một công ty FMCG nổi tiếng, anh ấy thật sự khiến người ta rất ấn tượng.
Khi nghe đề xuất của công ty quảng cáo, anh không bao giờ chịu nghe hết toàn bộ. Bởi vì một khi anh ấy thấy nội dung trong PPT không hợp lý, anh ấy sẽ ngắt lời bạn một cách thô lỗ và đặt một loạt các câu hỏi. Thẳng thắn đâm vào trọng điểm, khiến người ta không kịp trở tay. Các câu “chất vấn” như sau:
“Dựa vào gì mà bạn nói như vậy?”
“Kết luận của anh đến từ đâu?”
“Vớ vẩn, anh có biết ngân sách hàng năm của XX (công ty cạnh tranh) là bao nhiêu không? Không biết nên làm bừa à?”
Sau này, trong công ty của họ đã lưu truyền lại một quy tắc ngầm: Nếu ai đó có thể thuyết trình đến trang thứ 5 của PPT trước mặt CMO, thì người đó chính là nhân tài lợi hại của công ty.
Bạn thấy sao? Có phải EQ của anh CMO đó quá thấp đúng không? Nhưng kỳ lạ thay, những người như vậy lại thường là những người có thể leo đến đỉnh cao nhất ở nơi làm việc. Họ không quan tâm đến cảm xúc của người khác, thay vào đó họ kiên định với chủ kiến của mình và không khoan nhượng, khiến những người xung quanh như thể muốn phát điên lên.
Ví dụ như Steve Jobs của Apple, một bạo chúa trong công việc. Anh ta sẽ nổi khùng trong văn phòng vì cấp dưới không làm ra sản phẩm anh ta mong muốn; một khi nhân viên mắc lỗi, anh ta sẽ lải nhải không chút thương xót; khi thấy một sản phẩm kém, anh ta sẽ thẳng thắn nói: “Đây là cái quái gì vậy?!”
Nhậm Chính Phi của Huawei cũng nổi tiếng là người xấu tính. Khi đánh giá sự tiến bộ của giám đốc tài chính, ông ấy nói: “Gần đây bạn đã tiến bộ rất nhiều, từ rất kém đến tương đối kém!”
Và CEO Elon Musk của Tesla, một phóng viên tờ “Bloomberg Businessweek” của Mỹ từng nhận xét về ông như thế này: “Elon Musk là một người mà ngay cả Chúa cũng không muốn chờ đợi. Anh ta có khát vọng và vùng trời tinh thần của riêng mình, trong thế giới của anh ta, mọi người đều phải hợp tác với anh ta vô điều kiện, những người chậm chạp đều là chướng ngại vật trên đường đi của anh ta, và họ phải được nhanh chóng loại bỏ.”
Bạn có nghĩ rằng những người thông minh như họ không biết lợi ích của trí tuệ cảm xúc không? Tất nhiên là không.
Họ làm vậy vì họ biết rằng thay vì dành thời gian tìm cách nói chuyện với người khác, họ nên dành nhiều thời gian hơn để cải thiện chất lượng và hiệu quả công việc, phân tích vấn đề, giải quyết và tránh chúng. Như vậy mới gọi là có trách nhiệm với công việc. Ngay cả khi bạn cần phải đóng vai kẻ xấu nhiều lần, điều đó cũng xứng đáng.
Để có thể giải quyết vấn đề và thành công trong công việc, không chỉ một mình EQ là có thể làm được, đó là phần việc của cả IQ và EQ, đương nhiên cái gì nhiều quá cũng không tốt, trong cuộc sống chúng ta nên học cách cân bằng mọi thứ.
Howdy would you mind letting me know which web host you’re working with?
I’ve loaded your blog in 3 different internet browsers and I must say this blog loads
a lot quicker then most. Can you suggest
a good hosting provider at a honest price? Kudos, I appreciate it!
Hostinger. It cheap.