Trí tuệ cảm xúc

Làm chủ EQ để thành công!

Chỉ số EQ là gì và tại sao bạn cần quan tâm EQ trong tuyển dụng?

eq-tuyendung-tri tue cam xuc

Trước đây, các nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến IQ của ứng viên. Nhưng hiện tại, họ quan tâm EQ nhiều hơn IQ. Lý do tại sao EQ lại đã được công nhận là một trong những yếu tố chủ chốt để có thành công trong cả sự nghiệp và cuộc đời?

EQ là gì?

EQ là viết tắt của từ Emotional Quotient có nghĩa là chỉ số thông minh cảm xúc của mỗi người. Một chỉ số dùng để đo lường trí tưởng tượng, sáng tạo của một người. Người có EQ cao có khả năng nhận biết, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân và mọi người rất tốt, do vậy thường trở thành những nhà lãnh đạo giỏi. Và cũng giống chỉ số IQ, chỉ số cảm xúc EQ được đo thông qua các bài kiểm tra EQ.

EQ và IQ cái nào quan trọng hơn?

Trong cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc là gì? (What is Emotional Intelligence)”, tác giả Bressert đã đưa ra một kết quả nghiên cứu khá thú vị “Chỉ với IQ (chỉ số thông minh) thì không đủ, mà phải có thêm EQ. Thực tế cho thấy, nhiều nhà tâm lý học đều nhất trí trong công thức làm nên thành công, IQ chỉ chiếm 10% (cao nhất là 25%), còn lại đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có cả EQ.”

5 phần của trí thông minh cảm xúc

  1. Khả năng am hiểu bản thân: Kiến thức về các trạng thái bên trong, sở thích, nguồn lực và trực giác của chính mình.
  2. Khả năng kiểm soát bản thân: Khả năng quản lý các trạng thái bên trong, các xung động, và nguồn lực của chính mình.
  3. Động lực: Những xu hướng cảm xúc dẫn dắt hoặc hỗ trợ việc đạt được mục tiêu
  4. Cảm thông: Khả năng am hiểu cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của người khác
  5. Kỹ năng xã hội: Sự thành thạo trong việc gợi ra những phản ứng mong muốn bên trong người khác.

Tại sao bạn cần quan tâm EQ trong tuyển dụng

Trong phần này, Tìm Việc Nhanh sẽ đưa ra một số lý do khiến bạn phải quan tâm chỉ số EQ nhiều hơn IQ để có thể “thu nạp” những ứng viên chất lượng cho công ty mình.

Người có EQ cao thường hay lạc quan:  Những người sở hữu EQ cao thường không có thói quen than thân trách phận khi rơi vào bất cứ một tình huống khó khăn nào. Thay vào đó, họ dành thời gian để gỡ rối mớ bòng bong đó. Điều này không có nghĩa là họ làm ngơ những điều tiêu cực, chỉ là họ không muốn bản thân lún quá sâu vào nó làm ảnh hưởng đến công việc khác.

Người có EQ cao thường lạc quan hơn

Những người có EQ cao thì không nuôi hận thù: Những người có trí tuệ cảm xúc cao biết kiểm soát cảm xúc của mình. Họ không để những hận thù cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc. Họ chấp nhận bài học trong quá khứ và kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Đây là một trong những điều mà nhà tuyển dụng nên quan tâm khi tuyển dụng.

Những người có EQ cao có khả năng tạo động lực: Những người có EQ cao thường hay tự động viên và khuyến khích bản thân chinh phục những thử thách mới mỗi ngày. Họ không nản chí khi gặp những chuyện không như ý muốn và tự biết thúc đẩy mình mỗi ngày để tạo ra những thành công lớn hơn trong tương lai. Những người có EQ cao thường có tham vọng trong công việc và với những phẩm chất đó họ xứng đáng được thăng tiến.

Tự tạo động lực là một khả năng của người có EQ cao

Những người có EQ cao thường có năng suất làm việc cao: Các nghiên cứu về EQ đã chỉ ra rằng, năng lực cảm xúc quan trọng gấp 2 lần kiến thức chuyên môn. Và các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, sáu năng lực đứng đầu giúp phân biệt những người làm việc hiệu suất cao với những người làm việc bình thường đó là:

  1. Khát khao đạt được thành tựu và tiêu chuẩn thành tựu cao
  2. Khả năng gây ảnh hưởng
  3. Tư duy khái niệm
  4. Khả năng phân tích
  5. Chủ động chấp nhận thử thách
  6. Tự tin

Trong 6 năng lực này, chỉ có hai năng lực (Khả năng phân tích và tư duy khái niệm) là những năng lực thuộc về trí thông minh thuần túy. Bốn năng lực còn lại là năng lực thuộc về trí thông minh cảm xúc.

Những người có EQ cao có tinh thần trách nhiệm: Họ làm và sẵn sàng chịu trách nhiệm chứ không có thói quen đổ lỗi cho người khác. Dám đương đầu với khó khăn thử thách là điều bạn thường thấy ở những người có EQ cao.

Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã ứng dụng EQ trong nội bộ nhân viên để thúc đẩy doanh thu và tăng thị phần, phát triển hiệu suất công việc và giảm biến động nhân sự. Pepsico đã tăng được hiệu quả công việc lên 10%, Sheraton đạt thêm 24% thị phần và Amadori đã giảm được 63% tỷ lệ thay đổi nhân sự, bởi vì họ đã phát triển được EQ của nhân viên. Chắc chắn, những con số biết nói này sẽ là minh chứng hùng hồn nhất chứng minh tại sao bạn nên “quan tâm” đặc biệt với những ứng viên có EQ cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *