5 cụm từ chỉ người EQ thấp mới nói

eq_cao

Có rất nhiều lời khuyên về việc phát triển trí tuệ cảm xúc, nhưng có một sự thật bạn không thể phủ nhận là EQ không thể bị làm giả.

“Bạn phải thực sự quan tâm đến người khác, nếu không, họ rất dễ phát hiện ra rằng bạn đang giả tạo”, chuyên gia tâm lý Tamaryn de Kock của trang tư vấn Jonar tiết lộ. Theo cô, nguyên lý cốt lõi của việc thể hiện có EQ cao chính là đừng nói ra những điều không thật lòng và không thể sửa chữa bằng hành động. Cảm xúc của con người là một yếu tố phức tạp, do đó, giải pháp tốt nhất trong giao tiếp của người EQ cao chính là luôn dựa trên việc hiểu đối phương, hiểu hoàn cảnh và tình huống.

eq_cao
Nguyên lý cốt lõi của việc thể hiện có EQ cao là đừng nói ra những điều không thật lòng và không thể sửa chữa bằng hành động. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Theo Kock, có những trường hợp mà chỉ những người EQ thấp mới thốt ra khi giao tiếp.

Tôi không có thời gian cho việc này/Tôi không quan tâm/ Vào thẳng vấn đề đi

“Những bình luận như vậy là phiến diện và thể hiện sự thiếu đồng cảm. Bạn cho thấy rằng mình hoàn toàn không có nỗ lực để hiểu hoàn cảnh hoặc tình huống. Khi bạn không thể hiện dấu hiệu rằng bạn quan tâm đến những điều đối phương quan tâm, bạn đang nói với họ rằng bạn không chú ý đến họ”, cô nói. EQ thấp dạng này thường thể hiện ở những người nhanh chóng phủ nhận, ngắt lời người khác.

Phản hồi kiểu ‘bánh sandwich’

Đây là kiểu phản hồi mang tính xây dựng – chỉ trích, tức là bạn kẹp một lời phản hồi tiêu cực giữa hai lời phản hồi tích cực. Điều này thực sự có thể gây hại nhiều hơn là có lợi, thậm chí cho thấy bạn có EQ thấp.

Ví dụ, khi bạn nói: “Tôi thấy anh có cố gắng đấy nhưng kết quả chẳng ra gì”. Câu nói này đa phần có tác dụng ngược. Như Kock nhận định: “Điều này hoàn toàn không hiệu quả. Mọi người mạnh mẽ hơn là những gì mà bạn đánh giá họ. Họ không cần những lời mở đầu cho những phản hồi tiêu cực phía sau. Phản hồi tích cực không có tác động gì vì đa phần chúng ta có xu hướng tập trung vào ý chính – tức là những phản hồi tiêu cực. Những lời đánh giá kiểu “bánh sandwich” này thường bị suy yếu do không đưa ra phản hồi mô tả một cách rõ ràng, đơn giản và đúng trọng tâm.

Các cụm từ giám sát/kiểm soát

Những người có EQ cao thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao người khác thông qua ngôn ngữ họ sử dụng. Mặt khác, những người thiếu kỹ năng này sẽ nói những điều thể hiện thái độ kiểm soát hoặc giám sát và bộc lộ sự thiếu tin tưởng của họ, ví dụ: “Tôi thấy khó mà tin được cách anh làm”, “Tôi cứ thấy bất an thế nào ấy”, “Tôi không lạc quan lắm”…

De Kock nói, bằng cách sử dụng các cụm từ như “Tôi tin tưởng bạn”, “Tôi đánh giá cao anh” và “Tôi quan tâm đến bạn” có thể giúp nuôi dưỡng tâm lý an toàn và thể hiện trí thông minh cảm xúc tuyệt vời của người nói”. Tuy nhiên, cô nhấn mạnh rằng chúng chỉ hiệu quả nếu đã có nền tảng của sự tin tưởng. “Những lời nói không thôi là không đủ. Những tuyên bố này phải song hành với những hành động khác chứng tỏ bạn thực sự tin tưởng hoặc quan tâm đến đối phương. Những lời rỗng tuếch bất lợi hơn là có lợi”, chuyên gia này đưa lời khuyên.

Những cụm từ không thể hiện được sự quan tâm

Việc nói những điều như “Hãy kể cho tới nghe thêm về… ” hoặc “Cậu giúp tớ hiểu rõ hơn về…” là một dấu hiệu cho biết ai đó có chỉ số EQ cao và đang nỗ lực tìm cách hiểu cảm xúc, quan điểm của người khác, từ đó tránh được sự hiểu lầm và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, theo de Kock.

Ngược lại, những lời như “Tôi chả bận tâm đâu, đừng kể”, “Tôi chả biết thừa rồi”… cho thấy sự thiếu quan tâm cảm xúc của người khác – điển hình của EQ thấp.

Nhưng một lần nữa, điều này chỉ đúng nếu bạn thực sự quan tâm đến câu trả lời. Nếu bạn tỏ vẻ muốn tìm hiểu thêm nhưng lại nhìn chằm chằm vào điện thoại thì rõ ràng, bạn là một người có trí tuệ cảm xúc thấp.

Không xin lỗi

Nếu bạn nói ra những câu như “Tôi xin lỗi nhưng tôi chả thấy mình sai”, hay “Nếu bạn cần thì tôi xin lỗi”… thì hẳn là bạn sẽ làm xói mòn lòng tin và hủy hoại một mối quan hệ.

Kock nhận định: “Việc thành thật thừa nhận rằng bạn đã phạm sai lầm hoặc có thể đã sai điều gì đó cho thấy rằng bạn nhận thức được hành vi của chính mình và tác động của chúng đối với người khác. Điều đó cho thấy sự khiêm tốn và tạo tiền đề cho đối phương cũng sẵn sàng nhận lỗi nếu họ có mắc sai lầm với tâm trạng thoải mái hơn. Hơn nữa, thừa nhận thất bại hoặc điểm yếu của bản thân sẽ giúp bạn xây dựng lại lòng tin và sự tin tưởng của đối tác dành cho mình”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *